Bệnh Giang Mai Lây Qua Đường Nào?

Xin chào bác sỹ, em năm nay 23 tuổi, 1 tháng trở lại đây, cậu nhỏ của em có biểu hiện phát ban và trong khoang miệng có xuất hiện những vết loét. Em đi khám thì bác sỹ bảo em bị giang mai và cho thuốc điều trị. Em lên mạng tìm hiểu thì biết giang mai lây qua đường tình dục và đường máu. Nhưng điều quan trọng là em chưa từng quan hệ tình dục và 3 tháng trở lại đây em cũng không đi hiến máu, nên không biết tại sao mình lại bị Bệnh giang mai. Bác sĩ có thể cho em biết bệnh giang mai chính xác là lây qua những đường nào không ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn, trước tin xin cảm ơn bạn đã tín nhiệm gửi những thắc mắc của mình đến cho phòng khám. Sau đây là những giải đáp cho thắc mắc của bạn:

Giang mai (syphilis) là một căn Bệnh xã hội, do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Người mắc bệnh giang mai sẽ có những biểu hiện như: dương vật phát ban, các nốt mụn đỏ hình cầu hoặc nhìn giống cánh hoa hồng sẽ xuất hiện ở tay, chân, miệng và các vùng da khác trên cơ thể. Giang mai có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh như penicillin. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh giang mai có thể gây biến chứng cho tim, động mạch chủ, não, mắt, và xương, trong một số trường hợp có thể gây tử vong. Đường lây truyền chủ yếu của bệnh là đường tình dục, từ mẹ sang con đường máu hoặc dùng chung quần áo…

Cụ thể, có 4 đường truyền nhiễm chính:

1. Đường tình dục

Theo nghiên cứu, có 95 – 98% trường hợp mắc giang mai là do lây truyền qua đường tình dục. Da và niêm mạc của bộ phận sinh dục tương đối mỏng, lại tập trung nhiều mạch máu nên khi có quan hệ tình dục, vùng da này dễ bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể. Sau khi quan hệ tình dục không an toàn với một người mắc bệnh giang mai thì từ khoảng 10 – 90 ngày ở bộ phận sinh dục, miệng hoặc tay chân sẽ xuất hiện những nốt mụn đỏ và bị loét gọi là “săng” giang mai.

Phương pháp Điều trị bệnh giang mai tốt nhất

Triệu chứng bệnh giang mai thường gặp

2. Đường máu

Các hình thức như dùng chung bơm kim tiêm, hoặc nhận máu của người đang ủ bệnh giang mai đều có nguy cơ mắc bệnh. Khi đưa vào cơ thể người nhận, xoắn khuẩn giang mai sẽ theo đó mà vào. Khi đó, người nhận máu sẽ không có những biểu hiện của bệnh ở giai đoạn 1 mà sẽ có những triệu chứng trực tiếp ở giai đoạn 2. Lúc này, cần phải đến ngay Phòng khám đa khoa hoặc cơ sở y tế có uy tín để điệu trị kịp thời. Vì vậy, trước khi cho/nhận máu thì phải xét nghiệm rõ ràng, để tránh những tai nạn đáng tiếc

3. Từ mẹ sang con

Đây có thể coi là giang mai bẩm sinh. Phụ nữ mắc bệnh giang mai khi chưa được điều trị dứt bệnh mà đã mang thai sẽ lây cho thai nhi qua nhau thai. Tỷ lệ thai nhi mắc bệnh giang mai cao đến 90%. Trong trường hợp này, xoắn khuẩn giang mai có thể theo sự tuần hoàn của máu đi vào bào thai, làm cho bào thai bị lây nhiễm. Thời gian lây nhiễm thường là khi bào thai được 4 tuần tuổi, khi mẹ bị giang mai ở giai đọn đầu. Và đứa trẻ sau khi ra đười sẽ mắc giang mai bẩm sinh, có thể dẫn tới mù, dị tật tay chân hoặc trí não không bình thường.

4. Lây truyền gián tiếp

Trong trường hợp này, có thể là do sống chung với người bệnh. Dùng chung quần áo, bát đũa, bàn chai, khăn tắm, dao cạo râu, chậu hoặc đồ vệ sinh….Do trên những vật này có thể tồn tại xoắn khuẩn giang mai hoạc dịch tiết, vì vậy sẽ bị lây nhiễm. Tỷ lệ lây nhiễm là 50%

Lời khuyên: Các bạn nên bổ sung những kiến thức về tình dục an toàn, không nên có quá nhiều bạn tình. Có lối sống lành mạnh, không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân và nên đến các phòng khám đa khoa hoặc cơ sở y tế có uy tin nếu thấy các biểu hiện của bệnh giang mai. Chúc các bạn sức khỏe

Trên đây là những chia sẻ của Phòng khám đa khoa Vạn Phúc về vấn đề “bệnh giang mai lây qua đường nào?”. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn về vấn đề này, xin các bạn vui lòng gọi điện đến hotline 0916 062 123 hoặc 0981 097 379 hoặc nhấp chọn “Bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám đa khoa Vạn Phúc.

Bài viết nổi bật
Hỏi Đáp